Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (mã CK: CTX) đã công bố BCTC quý 2/2017 với con số lợi nhuận tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ.

Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ chỉ vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng giảm gần một nửa so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán đã là 3,4 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp chỉ còn vỏn vẹn 56 triệu đồng trong khi cùng kỳ đạt 2,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý doanh thu từ hoạt động tài chính lên tới 438 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ có gần 25 triệu đồng, mặc dù chi phí của hoạt động này cũng đội lên gần 371 tỷ đồng tuy nhiên vẫn đủ giúp Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam báo lãi thuần 63,6 tỷ đồng khả quan hơn hẳn khoản lỗ thuần 5,2 tỷ đồng cùng kỳ 2016. Hoạt động khác chịu lỗ gần 24,5 tỷ đồng nên kết quả Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam lãi ròng công ty mẹ hơn 37 tỷ đồng trong khi cùng kỳ công ty mẹ chịu lỗ hơn 4 tỷ đồng.

Trong kỳ hoạt động tài chính biến động mạnh là do chuyển nhượng dự án trong đó ngày 25/5 chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Dự án du lịch Quảng Nam, ngày 6/6 công ty chuyển nhượng 81% vốn góp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Xây dựng Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam, tiếp đó vào ngày 19/6 công ty đã hoàn thành chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư C.T.L. Việc thoái vốn liên tục của CTX khiến nhà đầu tư dấy lên lo ngại về khả năng công ty đfang gặp khó khăn về tài chính.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, CTX đạt hơn 7 tỷ đồng doanh thu thuần giảm gần 59% so với cùng kỳ, LNST công ty mẹ đạt hơn 37 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 3,7 tỷ đồng. Năm 2017, CTX đặt mục tiêu doanh thu 850 tỷ đồng và 68 tỷ đồng LNST, tăng trưởng mạnh so với thực hiện 2016. Như vậy kết thúc nửa đầu năm công ty mới hoàn thành được 4% kế hoạch doanh thu nhưng đã hoàn thành được 54% kế hoạch LNST.

Đáng chú ý doanh thu từ hoạt động tài chính lên tới 438 tỷ đồng

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (mã CK: CTX) đã công bố BCTC quý 2/2017 với con số lợi nhuận tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ.

Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ chỉ vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng giảm gần một nửa so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán đã là 3,4 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp chỉ còn vỏn vẹn 56 triệu đồng trong khi cùng kỳ đạt 2,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý doanh thu từ hoạt động tài chính lên tới 438 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ có gần 25 triệu đồng, mặc dù chi phí của hoạt động này cũng đội lên gần 371 tỷ đồng tuy nhiên vẫn đủ giúp Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam báo lãi thuần 63,6 tỷ đồng khả quan hơn hẳn khoản lỗ thuần 5,2 tỷ đồng cùng kỳ 2016. Hoạt động khác chịu lỗ gần 24,5 tỷ đồng nên kết quả Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam lãi ròng công ty mẹ hơn 37 tỷ đồng trong khi cùng kỳ công ty mẹ chịu lỗ hơn 4 tỷ đồng.

Trong kỳ hoạt động tài chính biến động mạnh là do chuyển nhượng dự án trong đó ngày 25/5 chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Dự án du lịch Quảng Nam, ngày 6/6 công ty chuyển nhượng 81% vốn góp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Xây dựng Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam, tiếp đó vào ngày 19/6 công ty đã hoàn thành chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư C.T.L. Việc thoái vốn liên tục của CTX khiến nhà đầu tư dấy lên lo ngại về khả năng công ty đfang gặp khó khăn về tài chính.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, CTX đạt hơn 7 tỷ đồng doanh thu thuần giảm gần 59% so với cùng kỳ, LNST công ty mẹ đạt hơn 37 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 3,7 tỷ đồng. Năm 2017, CTX đặt mục tiêu doanh thu 850 tỷ đồng và 68 tỷ đồng LNST, tăng trưởng mạnh so với thực hiện 2016. Như vậy kết thúc nửa đầu năm công ty mới hoàn thành được 4% kế hoạch doanh thu nhưng đã hoàn thành được 54% kế hoạch LNST.
Đọc thêm..


Ngành NH mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu các NH trong nước, đồng thời cũng tin tưởng rằng giai đoạn này sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn hơn nữa cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc hút thêm vốn ngoại không phải lúc nào cũng dễ dàng, khi hiện nay quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài của một ngân hàng thương mại Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ.

Trao đổi với một chuyên gia tài chính, vị này cho rằng với quy định hiện tại, có lẽ sẽ khó kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Bởi với nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào ngành ngân hàng họ không chỉ đơn thuần nghĩ tới vấn đề đầu tư tài chính, chỉ tham gia góp vốn và hưởng cổ tức. Chưa kể đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, sức ép lợi nhuận ngày càng lớn, việc chia cổ tức cũng “lúc có lúc không”. Mà cái đích của các nhà đầu tư nước ngoài là tham gia hoạt động quản trị ngân hàng.



Nới room cho các nhà đầu tư ngoại cần một lộ trình cụ thể

Cố vấn cao cấp của một NHTM tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài nêu lên một thực tế là vị thế của những nhà đầu tư nước ngoài ở ngân hàng Việt này còn rất khiêm tốn. “Họ ở vị trí thiểu số nên nhiều khi muốn thay đổi nhưng không làm được”, vị này cho hay.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu bổ sung: Có sự khác biệt giữa thái độ và mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư châu Á và phương Tây. Đối với các nhà đầu tư châu Á, họ chủ yếu tham gia góp vốn với mục đích có chân trong ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn đối với đối tượng khách hàng của họ. Còn để quản trị, giúp ngân hàng tái cơ cấu thì phần lớn các nhà đầu tư khu vực châu Á ít có mục đích này. Điều này ngược lại với các nhà đầu tư đến từ phương Tây.

Có nhiều năm làm việc tại nước ngoài và cũng là cố vấn cho nhiều ngân hàng tại Việt Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, tâm lý của các nhà đầu tư luôn muốn tìm những ngân hàng mạnh để rót vốn và e ngại với những nhà băng có sức khoẻ tài chính không ổn định hoặc yếu kém. Bởi theo chuyên gia này, với các ngân hàng tiềm lực tài chính quá hạn chế, có nhiều vấn đề thì không những họ phải góp vốn lúc đầu, mà còn phải bỏ ra rất nhiều tiền để tái cơ cấu. Rủi ro là rất lớn. “Trừ khi đó là đầu tư mang tính đầu cơ, qua việc được chấp thuận để làm những mục đích khác”, ông Hiếu thẳng thắn.

Nói như vậy để thấy chúng ta phải xét vào thực tế. Đối với các ngân hàng có tiềm lực tài chính tương đối, nếu muốn kêu gọi thêm sự góp vốn của các nhà đầu tư ngoại, nhưng vẫn bị áp mức trần 30%, thì có lẽ vẫn thật khó để hấp dẫn và chào mời vốn ngoại.

Việc mở cửa thị trường tài chính để kêu gọi, đón nhận nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài là xu hướng của nền kinh tế. Trong nhiều nhóm giải pháp của quá trình tái cơ cấu, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu tổ chức tín dụng có thể mang lại những lợi ích quan trọng: giúp cho việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy giải quyết tình trạng sở hữu chéo, cho vay các bên liên quan, nâng cao năng lực quản trị...

Có ý kiến cho rằng trong một số trường hợp đặc biệt có thể để nhà đầu tư nước ngoài được tham gia với tỷ lệ 51% cổ phần sở hữu, đây cũng là kỳ vọng của các nhà đầu tư ngoại. Khi đó họ có thể quản lý và có quyền quyết định trong hoạt động của ngân hàng.

Thừa nhận đây là việc bức thiết, nhưng mặt khác, các chuyên gia đều cho rằng việc nới room ngoại trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất cần sự cẩn trọng và một lộ trình phù hợp. “Chúng ta không thể mở room một cách quá nhanh. Song trong vòng một năm tới, có lẽ nên xem xét để nâng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lên cao hơn. Để bước sang năm thứ hai tiếp theo có thể cho phép điều chỉnh tiếp”, một chuyên gia bày tỏ.

Bên cạnh đó còn có quan ngại và lo lắng về chuyện nếu nới quá nhiều room cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nguy cơ hệ thống bị chi phối. Tuy vậy, chuyên gia nói trên cho rằng điều này không phải quá đáng ngại. Bởi các ngân hàng trên thế giới đều được điều chỉnh theo những quy định của pháp luật rất chặt chẽ. Và NHNN Việt Nam cũng có đủ công cụ để kiểm soát tất cả mọi hoạt động của các nhà đầu tư.

Vừa qua, thị trường ghi nhận thực tế có một số ngân hàng ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam. “Khoan bàn tới chuyện đó là chiến lược kinh doanh hay không. Nếu để hấp dẫn họ quay trở lại thị trường Việt Nam, chúng ta phải tạo cho họ điều kiện, cơ hội. Họ sẽ trở lại nếu nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự ổn định, điều kiện môi trường tài chính thuận lợi, nợ xấu trong hệ thống dần được tháo gỡ, các ngân hàng đang dần đi vào thông lệ quốc tế với trước mắt là Basel II... Song cần trao cho họ một vị trí để kiểm soát được đồng tiền của họ, đó là điều cần thiết”, CEO một NHTM chia sẻ.

Như vậy, cũng cần hiểu rằng mở room là một chuyện, nhưng việc hút được vốn ngoại hay không lại là vấn đề khác. Nếu mở room mà bản thân các ngân hàng không minh bạch, hoạt động không hiệu quả, không tự căn chỉnh mình thì việc nới room cũng không có nhiều ý nghĩa.

Theo Khuê Nguyễn

Thời báo ngân hàng

Ngành NH mong muốn các nhà đầu tư



Ngành NH mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu các NH trong nước, đồng thời cũng tin tưởng rằng giai đoạn này sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn hơn nữa cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc hút thêm vốn ngoại không phải lúc nào cũng dễ dàng, khi hiện nay quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài của một ngân hàng thương mại Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ.

Trao đổi với một chuyên gia tài chính, vị này cho rằng với quy định hiện tại, có lẽ sẽ khó kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Bởi với nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào ngành ngân hàng họ không chỉ đơn thuần nghĩ tới vấn đề đầu tư tài chính, chỉ tham gia góp vốn và hưởng cổ tức. Chưa kể đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, sức ép lợi nhuận ngày càng lớn, việc chia cổ tức cũng “lúc có lúc không”. Mà cái đích của các nhà đầu tư nước ngoài là tham gia hoạt động quản trị ngân hàng.



Nới room cho các nhà đầu tư ngoại cần một lộ trình cụ thể

Cố vấn cao cấp của một NHTM tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài nêu lên một thực tế là vị thế của những nhà đầu tư nước ngoài ở ngân hàng Việt này còn rất khiêm tốn. “Họ ở vị trí thiểu số nên nhiều khi muốn thay đổi nhưng không làm được”, vị này cho hay.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu bổ sung: Có sự khác biệt giữa thái độ và mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư châu Á và phương Tây. Đối với các nhà đầu tư châu Á, họ chủ yếu tham gia góp vốn với mục đích có chân trong ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn đối với đối tượng khách hàng của họ. Còn để quản trị, giúp ngân hàng tái cơ cấu thì phần lớn các nhà đầu tư khu vực châu Á ít có mục đích này. Điều này ngược lại với các nhà đầu tư đến từ phương Tây.

Có nhiều năm làm việc tại nước ngoài và cũng là cố vấn cho nhiều ngân hàng tại Việt Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, tâm lý của các nhà đầu tư luôn muốn tìm những ngân hàng mạnh để rót vốn và e ngại với những nhà băng có sức khoẻ tài chính không ổn định hoặc yếu kém. Bởi theo chuyên gia này, với các ngân hàng tiềm lực tài chính quá hạn chế, có nhiều vấn đề thì không những họ phải góp vốn lúc đầu, mà còn phải bỏ ra rất nhiều tiền để tái cơ cấu. Rủi ro là rất lớn. “Trừ khi đó là đầu tư mang tính đầu cơ, qua việc được chấp thuận để làm những mục đích khác”, ông Hiếu thẳng thắn.

Nói như vậy để thấy chúng ta phải xét vào thực tế. Đối với các ngân hàng có tiềm lực tài chính tương đối, nếu muốn kêu gọi thêm sự góp vốn của các nhà đầu tư ngoại, nhưng vẫn bị áp mức trần 30%, thì có lẽ vẫn thật khó để hấp dẫn và chào mời vốn ngoại.

Việc mở cửa thị trường tài chính để kêu gọi, đón nhận nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài là xu hướng của nền kinh tế. Trong nhiều nhóm giải pháp của quá trình tái cơ cấu, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu tổ chức tín dụng có thể mang lại những lợi ích quan trọng: giúp cho việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy giải quyết tình trạng sở hữu chéo, cho vay các bên liên quan, nâng cao năng lực quản trị...

Có ý kiến cho rằng trong một số trường hợp đặc biệt có thể để nhà đầu tư nước ngoài được tham gia với tỷ lệ 51% cổ phần sở hữu, đây cũng là kỳ vọng của các nhà đầu tư ngoại. Khi đó họ có thể quản lý và có quyền quyết định trong hoạt động của ngân hàng.

Thừa nhận đây là việc bức thiết, nhưng mặt khác, các chuyên gia đều cho rằng việc nới room ngoại trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất cần sự cẩn trọng và một lộ trình phù hợp. “Chúng ta không thể mở room một cách quá nhanh. Song trong vòng một năm tới, có lẽ nên xem xét để nâng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lên cao hơn. Để bước sang năm thứ hai tiếp theo có thể cho phép điều chỉnh tiếp”, một chuyên gia bày tỏ.

Bên cạnh đó còn có quan ngại và lo lắng về chuyện nếu nới quá nhiều room cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nguy cơ hệ thống bị chi phối. Tuy vậy, chuyên gia nói trên cho rằng điều này không phải quá đáng ngại. Bởi các ngân hàng trên thế giới đều được điều chỉnh theo những quy định của pháp luật rất chặt chẽ. Và NHNN Việt Nam cũng có đủ công cụ để kiểm soát tất cả mọi hoạt động của các nhà đầu tư.

Vừa qua, thị trường ghi nhận thực tế có một số ngân hàng ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam. “Khoan bàn tới chuyện đó là chiến lược kinh doanh hay không. Nếu để hấp dẫn họ quay trở lại thị trường Việt Nam, chúng ta phải tạo cho họ điều kiện, cơ hội. Họ sẽ trở lại nếu nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự ổn định, điều kiện môi trường tài chính thuận lợi, nợ xấu trong hệ thống dần được tháo gỡ, các ngân hàng đang dần đi vào thông lệ quốc tế với trước mắt là Basel II... Song cần trao cho họ một vị trí để kiểm soát được đồng tiền của họ, đó là điều cần thiết”, CEO một NHTM chia sẻ.

Như vậy, cũng cần hiểu rằng mở room là một chuyện, nhưng việc hút được vốn ngoại hay không lại là vấn đề khác. Nếu mở room mà bản thân các ngân hàng không minh bạch, hoạt động không hiệu quả, không tự căn chỉnh mình thì việc nới room cũng không có nhiều ý nghĩa.

Theo Khuê Nguyễn

Thời báo ngân hàng
Đọc thêm..


Hệ Thống Cầm Đồ Toàn Quốc khai trương điểm giao dịch mới tại địa chỉ:

Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội

F88 hiện đang cung cấp các dịch vụ cho vay thế chấp đa dạng các loại tài sản như: ô tô, xe máy, điện thoại, laptop... Mong các bạn tại Hà Nội khi nào có nhu cầu qua ủng hộ F88.

Tại F88 chúng tôi cam kết:
✔ 100% Tài Sản Được Niêm Phong
✔ 100% Kho bãi được mua Bảo Hiểm cháy nổ
✔ Thời gian giải ngân sau: 15 phút
✔ Nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp
✔ Có giấy phép của các cơ quan nhà nước

Có thể bạn quan tâm:
✔ Quy trình Bảo Quản Tài sản: http://bit.ly/2kCEi56
✔ Video giới thiệu về F88: http://bit.ly/2mhUd8E
✔ Danh sách cửa hàng: http://bit.ly/2khY1pB

--------------------------------------------
✪ HỆ THỐNG CẦM ĐỒ TOÀN QUỐC ✪
- Đ/c: Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội
- Site: www.f88.vn
- Hotline: 1800.6388 (Miễn phí cước)

Cầm đồ F88 khai trương điểm giao dịch mới tại 30 An Dương - Tây Hồ - Hà Nội


Hệ Thống Cầm Đồ Toàn Quốc khai trương điểm giao dịch mới tại địa chỉ:

Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội

F88 hiện đang cung cấp các dịch vụ cho vay thế chấp đa dạng các loại tài sản như: ô tô, xe máy, điện thoại, laptop... Mong các bạn tại Hà Nội khi nào có nhu cầu qua ủng hộ F88.

Tại F88 chúng tôi cam kết:
✔ 100% Tài Sản Được Niêm Phong
✔ 100% Kho bãi được mua Bảo Hiểm cháy nổ
✔ Thời gian giải ngân sau: 15 phút
✔ Nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp
✔ Có giấy phép của các cơ quan nhà nước

Có thể bạn quan tâm:
✔ Quy trình Bảo Quản Tài sản: http://bit.ly/2kCEi56
✔ Video giới thiệu về F88: http://bit.ly/2mhUd8E
✔ Danh sách cửa hàng: http://bit.ly/2khY1pB

--------------------------------------------
✪ HỆ THỐNG CẦM ĐỒ TOÀN QUỐC ✪
- Đ/c: Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội
- Site: www.f88.vn
- Hotline: 1800.6388 (Miễn phí cước)

Đọc thêm..